Kỹ sư cơ khí cần học những phần mềm gì
Kỹ sư cơ khí cần học những phần mềm gì? Tư vấn hướng nghiệp cho các bạn sinh viên ngành kỹ thuật: Kỹ sư cơ khí cần học những phần mềm gì? Bài viết sau đây sẽ đưa ra một số kiến thức về các phần mềm quan trọng không thể thiếu đối với một kỹ sư cơ khí!
Kỹ sư cơ khí cần học những phần mềm gì?
Kỹ sư cơ khí cần học những phần mềm gì? đó là câu hỏi được đa số các bạn sinh viên trường ký thuật quan tâm, bài viết này sẽ giúp các bạn hướng nghiệp được tốt hơn, và lựa chọn cho mình mình phần mềm để rèn luyện nó trở thành kỹ năng - kỹ xảo cho bản thân
Hiện nay, kỹ sư cơ khí là một trong những lĩnh vực luôn có nhu cầu cao và là ngành then chốt đối với sự phát triển kinh tế - xã hội toàn thế giới. Tất cả các máy móc vận hành trong dây chuyền sản xuất, hoạt động ở mọi nơi (không những trên dưới mặt đất, trên mặt biển, dưới đáy biển mà còn cả ở ngoài vũ trụ,…) đều có sự đóng góp to lớn của các nhà khoa học, kỹ sư cơ khí. Tùy thuộc vào mỗi ngành sản xuất, khai thác mà các kỹ sư cơ khí cần có những kỹ năng về phần mềm, kiến thức nhất định. Vậy kỹ sư cơ khí cần học những phần mềm gì? Bài viết sau đây sẽ đưa ra một số kiến thức về các phần mềm quan trọng không thể thiếu đối với một kỹ sư cơ khí!
Những điều cần lưu ý khi lựa chọn phần mềm để học:
Trước khi lựa chọn phần mềm để học, các bạn cần xác định những điều cơ bản sau đây:
- Phần mềm nào hỗ trợ tốt nhất cho công việc của bạn sau này
- Những công ty mà bạn đang mong muốn được vào làm hiện đang sử dụng những công cụ, phần mềm nào? (Đó là vì những công ty, tập đoàn lớn thường sử dụng chung, thống nhất một phần mềm vì liên quan đến vấn đề bản quyền)
- Hiểu rõ thị trường: phần mềm đó có mang lại cơ hội nghề nghiệp cho bạn hay không?
Có 5 nhóm phần mềm chính:
1. Phần mềm 2D: AutoCAD, ProgeCAD,…
Đây là phần mềm chuyên thiết kế mô hình khung dây và bản vẽ dạng 2D. Những phần mềm 2D này khá phổ biến và phù hợp với các kỹ sư cơ khí.
Nên sử dụng AutoCAD vì nó được sử dụng phổ biến hơn, thiết kế và xử lý trên AutoCAD là việc tạo ra bản vẽ với các tuỳ biến chung theo các quy ước vẽ kỹ thuật, phù hợp với chuyên ngành cơ khí. Tuy nhiên đối 1 số ngành cần thư viện lớn sẵn có thì bạn nên dùng ProgeCAD.
2. Phần mềm 3D hạng trung
Nếu nhắc đến thương hiệu nổi danh trong lĩnh vực chuyên cung cấp phần mềm thiết kế 3D cơ khí thì các kỹ sư cơ khí có thể tham khảo cũng như đặt niềm tin vào 2 phần mềm cơ khí nổi bật đó chính là SolidWorks và Inventor.… Ngoài ra còn có Solid Edge và 1 số phần mềm khác…
- SolidWorks có công cụ hiệu chỉnh sử dụng rất dễ dàng giúp bạn có thể hiệu chỉnh các đối tượng một cách nhanh chóng.
Nếu đã nhắc đến thương hiệu nổi danh trong lĩnh vực chuyên cung cấp phần mềm thiết kế 3D cơ khí, thì không thể không nhắc đến phần mềm cơ khí SolidWorks. Việc trở thành người dùng SolidWorks đồng nghĩa với việc bạn đã trở thành một phần của cộng đồng người dùng lớn nhất và đam mê về vẽ 3D nhất trên thế giới. Ở đây, bạn sẽ luôn tìm thấy trợ giúp để giải quyết các thử thách, khó khăn hàng ngày thông qua sự hỗ trợ kỹ thuật chuyên dụng bởi nhóm người dùng, diễn đàn trực tuyến.
Đây chính là một trong những phần mềm không thể thiếu đối với một kỹ sư cơ khí. Chính vì thế, mình xin dành một phần riêng bên dưới để nói thêm về phần mềm SolidWorks đầy tiện ích này nhé!
- Inventor là phần mềm chuyên về thiết kế máy, cơ cấu vì tích hợp thư viện đa dạng và chi tiết.
3. Phần mềm 3D cao cấp
Hiện nay có rất nhiều phần mềm CAD/CAM/CAE được sử dụng cho thiết kế khuôn mẫu, lập trình gia công (CAM), thiết kế sản phẩm (CAD), phân tính phần tử hữu hạn (CAE) hoặc thậm chí là các giải pháp quản lý vòng đời của sản phẩm (PLM); tuy nhiên giới chuyên gia vẫn đánh giá nhóm phần mềm cấp cao tích hợp CAD/CAM/CAE được nhiều các hãng lớn sử dụng trong quá trình phát triển sản phẩm bao gồm NX (Unigraphic), Catia, Pro-engineer(Creo).
- Catia là tiêu chuẩn của thế giới khi giải quyết hàng loạt các bài toán khó trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: xây dựng, cơ khí, công nghiệp ô tô, tàu thủy và cao hơn cả là công nghiệp hàng không. Phần mềm này thường được sử dụng rất nhiều ở công ty nước ngoài.
- PTC Creo phù hợp với ngành công nghiệp thiết kế và chế tạo khuôn mẫu. PTC Creo mang lại bước đột phá mới trong thiết kế và sản xuất của doanh nghiệp, tiết kiệm thời gian, giảm chi phí, hiệu quả cao, chính vì vậy nó được dùng nhiều tại các doanh nghiệp Việt Nam, chủ yếu là ở miền Nam
- Nhờ thiết kế linh hoạt, NX mang lại cho người dùng công cụ thiết kế nhanh gấp hàng chục lần so với các phần mềm thiết kế thông thường khác. Ngoài ra còn có khả năng tái sử dụng dữ liệu, ngoài việc mở file trung gian, NX cho phép người dùng mở hầu hết dữ liệu thiết kế của các phần mềm và chỉnh sửa trực tiếp.
4. Phần mềm chuyên lập trình CAM
Phần mềm chuyên lập trình CAM bao gồm: MasterCam, SolidCam, Cimcoedit, Powermill…Nhưng trong đó MasterCam được xem là đơn giản và tối ưu các câu lệnh, xuất trên nhiều dòng máy khác nhau. Những nếu các bạn chỉ làm CAM 2D thì MasterCam được xem là bậc nhất.
SolidWorks – Phần mềm được lựa chọn để đào tạo cho thế hệ kỹ sư 4.0 tại Việt Nam.
Nếu bạn đang phân vân không biết kỹ sư cơ khí cần học những phần mềm gì thì SolidWorks chính là phần mềm dành cho bạn!
Trở lại phần mềm SolidWorks mà tôi muốn giới thiệu với các bạn. SolidWorks là phần mềm thiết kế 3D chạy trên hệ điều hành Windows và phần mềm này đã có mặt từ năm 1997, nó được tạo bởi công ty Dassault Systèmes SolidWorks Corporation, là một nhánh của Dassault Systèmes, S. A. (Vélizy, Pháp).
Solidworks đã được biết đến từ phiên bản Solidworks 1998, mãi cho đến phiên bản 2003 mới được du nhập vào nước ta và cho đến nay là phiên bản 2010, phần mềm này đã phát triển đồ sộ về thư viện cơ khí, SolidWorks không những dành cho những xí nghiệp cơ khí mà còn dành cho cả các ngành khác như: ngành kiến trúc, trang trí nội thất, đường ống,…
SolidWorks là một trong trong các ứng dụng mô hình hóa 3D phổ biến nhất được sử dụng trong ngành công nghiệp hiện nay. Nếu như bạn vẫn còn hoài nghi liệu sản phẩm phần mềm vẽ 3D cơ khí SolidWorks đến từ đất nước Pháp này có thật sự phù hợp và mang lại lợi ích cho bạn hay không thì hãy cùng chúng tôi điểm qua những ưu điểm cũng như khuyết điểm của phần mềm được xem là "hái ra tiền" này nhé!
Ưu điểm của SolidWorks
Giao diện trực quan, than thiện.
SolidWorks có giao diện khá trực quan, hỗ trợ người thiết kế tiện dụng làm quen ngay từ các thao tác đầu tiên.
Tuyệt vời trong việc thiết kế khuôn.
Đối với phần mềm này thì việc chia lõi khuôn, tách khuôn, hay lắp ráp và mô phỏng khuôn không còn là vấn đề có thể làm khó các bạn. Thậm chí, nếu bạn biết làm chính xác quy trình và có kinh nghiệm xử lý, bạn có thể hoàn toàn làm nhiều khuôn khác nhau mà chỉ cần các thao tác thay đổi nhỏ từ khuôn khác.
Hỗ trợ lắp ráp các chi tiết nhỏ thành một cụm chi tiết.
Việc này hết sức có lợi cho các nhà làm giáo dục bởi vì: Việc nói miệng là vô cùng khó hiểu và đôi khi khá nhàm chán và sinh viên hoàn toàn không thể 100% hình dung ra được nhưng khi có bản vẽ ở dạng lắp ráp như thế này thì bài giảng sẽ trở nên hoàn toàn thú vị, sinh viên sẽ dễ dàng nắm bắt bài hơn. Không những thế, điều này còn giúp ích rất nhiều cho các bạn học sinh, sinh viên trong công tác làm đồ án hoặc là bài tập lớn. Việc lắp ráp các chi tiết trong môi trường lắp ráp của phần mềm này hết sức thân thiện và dễ sử dụng đối với những người mới và đã dùng quen, giúp sinh viên dễ dàng hình dung nên quy trình công nghệ lắp ráp các chi tiết máy trong thực tế một cách nhanh chóng.
Dễ dàng xây dựng các bản vẽ 2D từ các mô hình 3D.
Thu viện rộng, dễ quản lý, sử dụng và chỉnh sửa, hầu như tất cả các chi tiết theo tiêu chuẩn điều được Solidwokrs xây dựng trong thư viện 3D của mình. Cho nên việc lắp ráp các bu lông đai ốc, bánh răng, then, vòng đệm đều được thực hiện cực kì đơn giản.
Chức năng xây dựng các bản vẽ 2D của phần mềm SolidWorks có thể nói là dễ dùng đối với tất cả mọi người. Chúng ta chỉ cần click chuột chọn lệnh và kéo, chỉ như vậy là có thể xây dựng được các hình biểu diễn.
Tuy vẫn có một số nhược điểm nhưng phần mềm thiết kế SolidWorks hầu như đã đáp ứng chính xác được nhu cầu của các nhà sản xuất khắt khe nhất. Chính vì điều đó mà đã mang đến cho Solidworks một cơ hội phát triển tiềm năng với sự đánh giá cao của người dùng.
Như vậy, trên đây là một số phần mềm cần thiết, phù hợp đối với kỹ sư cơ khí. Mong rằng sau bài viết này các bạn có thể phần nào đó trả lời được câu hỏi “Kỹ sư cơ khí cần học những phần mềm gì” Cảm ơn các bạn và chúc các bạn thành công nhé!
Trung tâm đào tạo CAD CAM CNC - Học Cơ Khí